Chắc hẳn 1 ngày có bao nhiêu giờ thì ai cũng biết, nhưng khi hỏi 1 ngày có bao nhiêu giây thì chắc chắn nhiều người khá lo lắng, lúng túng đấy. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này thì tham khảo ngay bài viết hôm nay của chúng tôi nhé.
I. Các khái niệm thời gian cơ bản theo quy ước quốc tế
Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sự tuần hoàn của con người. Vậy nên, việc biết và kiểm soát được thời gian giúp chúng ta có thể đưa ra được phương án, kế hoạch sử dụng chúng có hiệu quả. Vậy nên, trước khi biết 1 ngày có bao nhiêu giây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua một số đơn vị, khái niệm thời gian thường sử dụng.
- Giây là đơn vị đo thời gian, là một trong 7 đơn vị cơ bản của hệ đo lường quốc tế và được viết tắt là “s”
- Phút là khoảng thời gian bằng 60 giây và trong hệ đo lường quốc tế, phút là đơn vị được suy ra từ giây theo định nghĩa trên. Theo chuẩn quốc tế, phút được viết tắt là “m”.
- Giờ là khoảng thời gian bằng 60 phút. Trong cách hành văn hàng ngày, chúng ta thường gọi là 1 tiếng hoặc 1 tiếng đồng hồ. Giờ được viết tắt là “h”.
II. 1 ngày có bao nhiêu giây?
Chính sự liên quan giữa các đơn vị thời gian với nhau chính là những quy định thời gian diễn ra sự kiện nào đó mà con người muốn ghi nhớ. Cũng như ngày, giờ, phút và giây chính là đơn vị thời gian để con người sắp xếp được công việc của mình dựa vào thời gian mỗi ngày. Vì thế, nếu không có quy ước về thời gian thì cuộc sống con người dễ bị mất cân bằng. Vậy 1 ngày có bao nhiêu giây, phút, giờ?
Theo như kiến thức mà chúng ta đã được học từ khi ngồi trên ghế nhà trường, 1 ngày sẽ có 24 tiếng đồng hồ; 1 giờ có phút. Điều này có nghĩa là 1 ngày = 24 giờ x 60 phút = 1440 phút. 1 phút có 60 giây, tức là 1 ngày = 1440 phút x 60 giây = 24 giờ x 60 phút x 60 giây = 86.400 giây. Như vậy, chúng ta có đáp án 1 ngày bằng 86.400 giây.
Nhưng tại sao chúng ta có thể tính được 1 ngày có bao nhiêu giây, phút, giờ như vậy? Theo đó, từ thời xưa, để có thể phân biệt được cột mốc thời gian thì chỉ có thể dựa theo sự chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời để phân biệt ngày và đêm.
Sau này, khi các nhà thiên văn học, chiêm tinh Ai Cập cổ đại đã nghiên cứu và tìm ra được 36 chòm sao trên bầu trời và vị trí của chúng không được phân chia đồng đều trên bầu trời ngày và đêm. Từ đó, chúng trở thành những điều thú vị cho những nghiên cứu về định luật thời gian cổ đại.
Vào ban ngày sẽ có 18 chòm sao xuất hiện và 6 chòm sao xuất hiện vào ban đêm để đánh dấu sự chuyển đổi giữa ban đêm và ban ngày. Vì thế, con người đã định nghĩa và phân chia 12 chòm sao thành 12 phần tương ứng với 12 giờ hiện nay. Nhưng để đơn giản hóa thì các nhà thiên văn Ai Cập cổ đã phân chia thành 12 chòm sao thành 12 phần tương ứng với 12 giờ ban ngày và 12 phần tương ứng với 12 ban đêm.
Do đó, 1 ngày được quy ước thành 24 và có những định luật về giờ, phút, giây như hiện nay. Vậy tại sao chúng ta có thể biết 1 giờ có bao nhiêu phút, 1 ngày có bao nhiêu giây.
Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra đồng hồ mặt trời đầu tiên của thời Ai Cập cổ đại chính là cái cọc được cắm trên mặt đất cùng 12 viên đá xếp vòng tròn. Hình này tương ứng với thời gian ban ngày là 12 giờ và lặp lại vòng tròn lần nữa là 12 giờ ban đêm. Dựa vào sự di chuyển của ánh nắng mặt trời mà các nhà thiên văn cổ đại đã tính ra được những số giờ tương ứng trong 1 ngày.
III. 1 ngày có bao nhiêu phút
1 ngày có bao nhiêu phút cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm bên cạnh 1 ngày có bao nhiêu giây. Theo quy ước, 1 ngày có 23 giờ, 56 phút, 4 giây. Trong đó 1 giờ có 60 phút. Như vậy, để tính 1 ngày có bao nhiêu phút, bạn lấy số phút nhân với số giờ trong một ngày.
Đối với những ngày có 23 giờ 56 phút 4 giây, ta có (60 x 23) + 56 = 1.436 phút 4 giây.
Đối với những ngày có 24 giờ, ta có 60 x 24 = 1440 phút. Như vậy 1 ngày sẽ có 1440 phút.
IV. 1 ngày có bao nhiêu giờ
Chắc hẳn, đến đây bạn đã phần nào biết được 1 ngày có bao nhiêu giây, nhưng 1 ngày chưa chắc là 24 giờ thì bạn không biết đâu đúng không?
Theo quy ước quốc tế, một ngày có 24 giờ. Nhưng trên thức tế, Trái Đất chỉ cần 23 giờ 56 phút 4 giây để quay 360 độ quanh trục của nó. Đây là độ dài của ngày thiên văn, không giống với ngày thông thường mà chúng ta vẫn đang hiểu. Vậy nên, tùy theo vĩ độ mỗi năm mà trái đất chỉ có 4 ngày đúng với 24 giờ theo quy ước.
Nguyên nhân của điều này là do trái đất vừa chuyển động cùng với mặt trời, vừa tự quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời. Do đó, chúng ta phải tính cả chuyển động của mặt trời.
Cũng giống các hành tinh khác trong vũ trụ, trái đất cũng chịu ảnh hưởng từ độ nghiêng của trục quay và độ elip của quỹ đạo chuyển động. Chính điều này đã quyết định độ dài của một ngày cũng như sự thay đổi về thời gian mọc, thời gian lặn của mặt trời. Do đó, Trái Đất cần quay hơn 360 độ nếu muốn Mặt Trời mọc lên ở 1 vị trí độ định hàng năm, hàng ngày.
Nếu Trái đất quay hơn 360 độ thì một ngày bằng 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì Trái đất chỉ quay 360 độ và mặt trời không mọc cố định tại một vị trí. Trong 365 ngày của một năm, mặt trời không mọc cố định mà di chuyển lên xuống, trái phải theo hình số 8 không cân xứng. Chính điều này đã khiến một ngày chỉ có 23 giờ 56 phút 4 giây mà thôi.
Như vậy, thông qua nội dung trên đấy chắc hẳn bạn đã biết được 1 ngày có bao nhiêu giây, bao nhiêu giờ rồi đúng không nào. Quả thật, đôi khi chúng ta luôn nghĩ mặt trời mọc ở 1 điểm cố định và một ngày chính xác là 24 tiếng đồng hồ. Nhưng sự thật lại không như vậy, khi mặt trời lại di chuyển theo hình số 8 không cân xứng mà một năm chỉ có 4 ngày là đủ 24 tiếng, còn lại chỉ có 23 giờ 56 phút 4 giây mà thôi.
Điều này chắc chắn khiến bạn vô cùng ngạc nhiên đúng không? Vậy hãy chia sẻ kiến thức này đến với mọi người xung quanh nhé và đừng quên theo dõi hitechtattoos.com chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích về khoa học, cuộc sống hơn nhé.