Một trong những khó khăn nhất khi mới bắt đầu kinh doanh có lẽ là việc đặt tên cho thương hiệu. Thương hiệu giống như một loại tên gọi để gây chú ý hay ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Và điều này thật khó khăn? Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách đặt tên thương hiệu sao cho “độc lạ” và hấp dẫn nhé!
I. Thế nào là một thương hiệu tốt?
Hiện nay đi cùng với sự phát triển của công nghệ thì sự phát triển của ngành kinh doanh cũng như vũ bão vì thế bước đầu tiên để đạt được thành công trong kinh doanh trước khi bước vào thị trường đấy chính là việc tạo dưng hay đặt tên thương hiệu. Vậy như thế nào là một thương hiệu tốt để khởi đầu cho việc kinh doanh thuận lợi.
Một thương hiệu tốt sẽ có những đặc điểm như sau:
- Tính ý nghĩa: Tên thương hiệu là tên gọi truyền đạt giá trị nào đó có thể là doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn, khơi gọi hình ảnh đến người dùng.
- Sự nổi bật: Đây có lẽ là một yếu tố quan trọng vì chính thương hiệu phải khác biệt đối thủ và nội bật sẽ giúp khách hàng dễ nhớ.
- Tính ứng dụng: Mọi người có thể dễ dàng đọc, phát ấm và viết nó mà không gặp khó khăn nào.
- Khả năng bảo vệ: Bạn phải đăng ký nhãn hiệu, nhận tên miền sỡ hữu trực tuyến và cả về mặt pháp lý đảm bảo không ai có thể đặt giống thương hiệu của bạn.
- Tính trường tồn: Kinh doanh đứng vững càng lâu trên thị trường thì càng khẳng định vị thế vì vậy thương hiệu cũng phải thích hợp và có tính liên quan thích ứng cho việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp.
- Ngắn gọn: Tên thương hiệu tốt sẽ là một tên thương hiệu ngắn gọn dễ nhớ giúp nó in sâu vào tâm trí khách hàng hơn.
II. Cách đặt tên thương hiệu “độc và lạ”
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số mẹo hay và các nguyên tắc để đặt tên thương hiệu một cách “độc và lạ”:
1. Dùng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu
Việc sử dụng chính tên của mình để đặt tên cho thương hiệu chắc hằn không có gì xa lạ. Vì thế nếu muốn có một thương hiệu “độc lạ” bạn cần sử dụng tên cá nhân nhưng với một cách khác đó là biến tấu nó trở nên độc đáo và dễ nhớ. Hoặc bạn có thể sử dụng những biệt danh, đại từ xưng hô để kết hợp như Mắm Ruốc Cô Bảy, Mắm Tép Chị Ba,..
Ví dụ một thương hiệu dùng tên cá nhân rất nổi tiếng ở thị trường như điện máy Nguyễn Kim, McDonald,…
2. Dùng đặc trưng sản phẩm để đặt tên
Với cách này bạn có thể giúp khách hàng hiểu bạn bán cái gì làm dịch vụ gì như Giupviec24h, timviecpartime,…Tuy nhiên với cách này thường không đáp ứng được tính trường tồn vì sau này công ty bạn có thể mở rộng kinh doanh không chỉ làm về một lĩnh vực như tên gọi thì bạn sẽ mất thời gian nếu thay đổi thương hiệu mới.
3. Đặt tên thương hiệu theo địa chỉ, địa danh
Thực ra với cách đặt tên thương hiệu như thế này rất quen thuộc cũng như hay được mọi người sử dụng nhất là những doanh nghiệp có địa chỉ tại các địa danh nổi tiếng gắn liền với sản phẩm bạn kinh doanh. Sử dụng cách đặt tên này có một lợi thế là khi nhắc tên thương hiệu dù một người chưa sử dụng sản phẩm của bạn họ cũng biết nó ở đâu và là sản phẩm gì.
Ví dụ bạn thường thấy một số thương hiệu nổi tiếng theo cách này như: Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Vịt cỏ Vân Đình, Bia Trúc Bạch, Mè xửng Huế, Cháo lươn Nghệ An, Cà phê Đak Lak,…
4. Sử dụng từ viết tắt
Sử dụng từ viết tắt để tặt tên cho thương hiệu thường được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam bắt nguồn viết tắt của các từ Tiếng Anh cho tên đầy đủ của doanh nghiệp.
Ví dụ như BMW (Bayerische Motoren Werke), KFC (Kentucky Frid Chicken), Vingroup, Vinaconex, Vinamilk, ACB, HSBC,….đều là một số tên thương hiệu nổi tiếng được viết tắt.
Tuy nhiên sử dụng cách này thường rất khó nhớ cũng như khó nhận dạng thương hiệu, khó xin bản quyền tên thương hiệu.
5. Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng
Phuong pháp này thường được sử dụng cho các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ hơn là những doanh nghiệp tập đoàn lớn và cách này thường áp dụng cho những cửa hàng nổi bật về vị trí phòng cảnh dễ nhận diện so với một số quán khác vì thế nếu biết tận dụng bạn sẽ có một tên thương hiệu độc đáo.
Ví dụ như: Quán Bia cây Si, Tiệm bánh Cối Xay Gió, Cà Phê Hồ Văn Quán,...
6. Đặt tên theo các danh từ gọi nhớ
Một số hình ảnh hay sự vật sự việc đều có ý nghĩa riêng bạn có thể tận dụng theo cách này để đặt tên thương hiệu độc đáo như: Mỳ Gấu Đỏ, Phô Mai Con Bò Cười,….
7. Đặt tên theo người sáng lập
Rất nhiều công ty đã sử dụng cách này để đặt tên thương hiệu nó có thể không bị chung đụng với ai, dễ dàng bảo vệ thương hiệu và không mất thời gian sáng tạo thương hiệu tuy nhiên tên thương hiệu theo cách này sẽ gắn liền với người sáng lập khi chuyển quyền thương hiệu sẽ gặp khó khăn.
Ví dụ như Adidas, Toyota, Honda,…đều là các ông lớn trên thế giới và khi nhắc đến rất dễ nhớ cũng như nhớ được cả người sáng lập.
8. Tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò
Đặt tên thương hiệu theo cách này bạn sẽ không hiểu ngay ý nghĩa của thương hiệu và bạn tò mò muốn tìm hiểu ngay bạn có thể ghép một số từ có nghĩa lại với nhau rồi viết tắt đi rất độc đáo và hay phải không?
Ví dụ như BaNo là tên của một cửa hàng bánh, BaNo là viết tắt của Bánh Nóng, VENISA– vẻ đẹp duyên dáng kiêu sa,…
9. Sử dụng tính từ để đặt tên thương hiệu
Thường cách này hay được sử dụng trong cách doanh nghiệp lớn nên họ sẽ dùng những tình từ chỉ sự thịnh vượng phát đạt trong kinh doanh dể đặt như Hòa Phát, Hiệp Phát, Tiền Phong, Tiên Phong,… là những cái tên rất nổi bật tại thị trường Việt Nam và cũng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
10. Dùng tên nước ngoài
Sử dụng tên nước ngoài hay tiếng Anh để đặt tên cho thương hiệu là một điều rất phổ biến vì đọc lên nghe có vẻ rất chuyên nghiệp và có vẻ cao cấp không bị trùng lặp, nghe thu hút người tiêu dùng đúng không nào?
Một số thương hiệu nổi bật như Owen, Adam Store, Torano, Coopmart,…
11. Sử dụng phiên âm âm thanh
Đây là một cách rất thông minh tạo sự dễ nhớ cho khách hàng và làm nổi bật thương hiệu của bạn so với một số thương hiệu cùng sản phẩm khác điển hình như: Cốc Cốc, Kit Kat, TikTok,….
III. Một số trang web đặt tên thương hiệu tốt
Bạn đang đau đầu vì cách đặt tên thương hiêu sao cho độc và lạ không sao sẽ có những trang web sau đây giúp bạn nhé!
1. Anadea đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp
Anadea giúp bạn tạo nên một thương hiệu miễn phí độc đáo và sáng tạo giúp bạn đỡ đau đầu hơn rồi nhé! Bạn có thể tham khảo để có được một tên thương hiệu sáng tạo tại Anadea.
2. Miễn phí với Wordlab
Tại Wordlab sẽ có hơn 7,2 triệu tên thương hiệu chuyên nghiệp và bạn có thể thao tác miễn phí ở đây nhé!
3. Dot-O-Mator – đơn giản
Sử dụng Dot-O-Mator để có một tên thương hiệu hay nhưng thao tác rất đơn giản ở đây bạn chỉ cần chọn lĩnh vực kinh doanh của bạn hoặc các từ liên quan đến daonh nghiệp.
4. Đặt tên bằng Shopify
Shopify là một công cụ hữu ích trong việc tạo thương hiệu cho một cửa hàng online nó cung cấp các lựa chọn như quần áo, trang sức,..rất thú vị nếu bạn muốn mở một cửa hàng online nhé!
Bạn đã biết cách tạo dựng một tên thương hiệu tốt rồi chứ? Hy vọng đã đem đến những thông tin thú vị và hữu ích đến mọi người. Bạn nhớ lưu ý rằng nếu sản phẩm không tốt thì có thương hiệu tốt đến đâu cũng không thể bền vững được đâu nhé! Hãy là một người kinh doanh thông minh và sáng tạo!