Hướng dẫn cách quấn cán vợt cầu lông cho người mới

Cách quấn cán vợt cầu lông sẽ giúp ngăn cản sự hình thành của vi khuẩn có hại đến tay cũng như tăng khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả. Vậy nên, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của hitechtattoos.com để được hướng dẫn cách quấn cán vợt chính xác nhất nhé.

I. Lý do nên quấn cán vợt cầu lông?

Quấn cán vợt cầu lông giúp thấm mồ hôi tốt và giảm sự trơn trượt khi chơi

Không phải ngẫu nhiên mà người chơi cầu lông lại nghĩ đến việc quấn cán vợt. Dưới đây là một số lợi ích khi quấn cán vợt cầu lông.

Quấn cán vợt cầu lông đúng tiêu chuẩn sẽ giảm sự trơn trượt khi cầm vợt. Một cây vợt khi được dùng trong thời gian dài sẽ mất khả năng thấm mồ hôi, khó kiểm soát trong lòng bàn tay. Bên cạnh đó, khi cán vợt trơn thì dễ rơi khỏi tay người chơi. Vậy nên, sau khoảng 1-2 tháng sử dụng, dây cán vợt cầu lông cần được thay mới để cải thiện khả năng thấm hút mồ hôi cũng như sự thoải mái khi cầm.

Cách quấn cán vợt cầu lông có tác dụng giảm sự tích tụ của vi khuẩn, vi trùng có hại cho tay. Bởi vì, tay chính là nơi tiếp xúc với vợt cầu lông nhiều nhất. Nếu sử dụng trong thời gian dài, tay cầm dễ tích tụ vi khuẩn có hại. Những vi trùng, vi khuẩn này có thể gây ra các tổn thương như sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy… Quấn cán vợt cầu lông giúp cán vợt được chắc chắn hơn trong lòng bàn tay. Bên cạnh đó cũng mang lại cảm giác êm ái, dễ chịu hơn khi cầm.

II. Các loại dây dùng để quấn cán vợt cầu lông

Hiện nay, mọi người đều quấn cán vợt cầu lông bằng 3 loại phổ biến như sau.

1. Cách quấn cán vợt cầu lông dùng dây quấn trơn

Dây quấn trơn được sản xuất chủ yếu từ PU nên rát mỏng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thấm mồ hôi hiệu quả. Bên cạnh đó, loại dây quấn cán vợt này còn mang lại cảm giác chắc chắn giúp vận động thoải mái, dễ dàng hơn.

2. Dây quấn lót thay thế

cách quấn cán vợt cầu lông
Có rất nhiều loại dây quấn cán vợt cầu lông khác nhau

Dây quấn lót thay thế là loại PU hoặc polyurethane được sản xuất y như nguyên mẫu ban đầu của hãng. Loại dây quấn này có ưu điểm là mang đến sự thoải mái cho bàn tay.

Đồng thời dùng loại dây quấn cán vợt cầu lông này còn có tác dụng hiệu quả trong việc thấm mồ hôi, khắc phục tình trang trơn trượt khi chơi.

3. Dây quấn vải

Dây quấn vải là loại dây quấn cán vợt được đánh giá cao về khả năng thấm hút mồ hôi. Chất liệu sản xuất loại dây quấn cán vợt này chủ yếu là bằng bông và được xem là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người.

Tuy nhiên, dù có lựa chọn loại dây quấn cán vợt như thế nào thì bạn cũng cần biết cách quấn cán vợt chuẩn để chống mồ hôi được hiệu quả nhất.

III. Cách quấn cán vợt cầu lông

Các bước quấn cán vợt cầu lông rất đơn giản, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây.

  • Bước 1: Tháo bỏ phần dây quấn cũ trên cán vợt và vệ sinh lại tay cầm của vợt. Bạn nên tháo từ trên xuống dưới. Với những mẫu cán vợt cầu lông có kích thước nhỏ, thì bạn có thể không cần tháo dây quấn cũ, bởi vì sau khi quấn dây mới nó sẽ to và phù hợp với lòng bàn tay hơn.
  • Bước 2: Trải dây quấn mới thành một dải thẳng. Sau khi tháo dây quấn cán vợt cầu lông mới, bạn sẽ được một dải dây có đầu nhỏ và đầu lớn hơn. Lưu ý, trong bộ dây quấn cán vợt sẽ kèm theo 1 cuộn băng keo đen, bạn cần giữ lại để dán sau khi quấn xong.
cách quấn cán vợt cầu lông
Các bước quấn cán vợt cầu lông đúng chuẩn
  • Bước 3: Bắt đầu quấn cán vợt từ phía cuối lên dần đến đầu cán. Trước tiên, bạn cần phải ấp phần đầu dây lớn vào cuối cán vợt, saud dó xaoy nhẹ nhàng dây quấn một vòng dọc theo các cạnh dưới của tay cầm.
  • Bước 4: Tiếp tục kéo dây quấn cán vợt với độ mạnh vừa phải cho đến khi về đến đầu vợt. Bạn nên điều chỉnh sao cho phần dây quấn đủ hết tay cầm. Lưu ý nên kéo chặt và chắc chắn để dây quấn không bị rơi khi sử dụng.
  • Bước 5: Sau khi quấn xong, bạn hãy dùng miếng băng dính đen để cố định lại dây quấn sao cho vừa ý nhất. Ở bước này, bạn có thể dùng băng dính đen hay dán điện vì băng dính đi kèm thường có kích thước nhỏ, độ bám dính không tốt nếu dùng trong thời gian dài.
  • Bức 6: Kiểm tra lại dây quấn một lần nữa cho thật chắc chắn. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong cách quấn cán vợt cầu lông rồi đấy.

IV. Những lưu ý khi quấn cán vợt cầu lông

Nên thay dây quấn cán vợt cầu lông từ 1-2 tháng
  • Không nên quấn cán vợt quá chặt hay quá lỏng vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chơi.
  • Khi quấn cán vợt, bạn cần phải đảm bảo phần dây quấn bao phủ hết cán vợt để tạo được độ thẩm mỹ cũng như giúp mối quấn không bị hư hỏng.
  • Không nên quấn từ đầu cán vợt xuống, vì điều này có thể khiến dây quấn dễ bung ra.
  • Dây quấn cán vợt cầu lông cần được thay thường xuyên từ 1 – 2 tháng để đảm bảo khả năng thấm mồ hôi cũng như ngăn ngừa vi khuẩn có hại.
  • Không sử dụng dây quấn cán cầu lông quá hạn để tránh hiện tượng bong tróc cũng giảm độ bám, khả năng thấm hút mồ hôi.

V. Kết luận

Nhìn chung, cách quấn dây cán vợt cầu lông phụ thuộc từng cách chơi của mỗi người. Đối với những người mới, nên quấn cán vợt không quá mỏng cũng không quá dày. Bởi một phần trọng lượng cán có thể khiến độ cân bằng của vợt bị thay đổi.

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách quấn cán vợt cầu lông sao cho đúng và chính xác nhất. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục thể thao của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.