Sau tết Nguyên đán thì tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng tiếp theo của một số nước phương Đông và trong đó có Việt Nam. Ngày nay, có khá nhiều người không biết đến tết nguyên tiêu là gì và những việc nên làm vào tết nguyên tiêu. Chính vì vậy mà bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
I. Tết Nguyên tiêu là gì?
1. Tết Nguyên tiêu
Tết Nguyên tiêu hay còn gọi là tết Thượng Nguyên hay rằm tháng giêng hàng năm, đây là một dịp lễ quan trọng trong năm của người Trung Quốc và người Việt Nam. Ngày lễ này được tổ chức sau dịp tết Nguyên Đán và có nhiều hoạt động mang nhiều giá trị văn hóa.
2. Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày nào?
Đêm 14 tháng 1 cho đến đêm 15 tháng 1 theo âm lịch là thời gian diễn ra tết Nguyên tiêu. Đây là thời điểm trăng lên cao nhất và sáng nhất hay còn gọi là đêm trăng rằm đầu tiên của năm mới.
Năm nay, tết nguyên tiêu đã diễn ra vào thứ 6 ngày 26 tháng 2 năm 2021 theo dương lịch.
II. Nguồn gốc và ý nghĩa của tết nguyên tiêu
1. Nguồn gốc tết nguyên tiêu
Theo nhiều tài liệu ghi chép mà Hitechtattoos.com tìm hiểu được thì tết Nguyên tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó trong thời kỳ Bắc thuộc đã du nhập vào Việt Nam.
Trong quá trình phát triển của xã hội cùng với sự ảnh hưởng của Đạo Phật và Đạp Mẫu thì ý nghĩa cũng như những hoạt động thực hiện trong ngày tết Nguyên tiêu ở Việt Nam ngày càng có sự khác biệt so với tết Nguyên tiêu gốc của người Trung Hoa.
2. Ý nghĩa của ngày tết nguyên tiêu
“Nguyên” có nghĩa là thứ nhất còn “tiêu” có nghĩa là đêm, hiểu một cách nôm na thì đây là ám chỉ đêm rằm đầu tiên của năm mới. Người Việt Nam ngoài cái tên tết Nguyên tiêu thì còn gọi ngày này là tết Thượng Nguyên.
Ông bà ta từ thưởu xa xưa đã có câu nói ” Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Như vậy cũng có thể thấy rằng trong văn hóa của người Việt thì tết nguyên tiêu có tầm quan trọng không hề nhỏ.
Tết nguyên tiêu hàng năm mang ý nghĩa tỏ sự thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên và cả các vị thần, Phật. Hơn nữa, dịp tết nguyên tiêu cũng là một trong những lễ diễn ra nhằm cầu mong sự may mắn, bình an và tài lộc trong năm mới.
III. Tết nguyên tiêu nên làm gì?
1. Tết nguyên tiêu theo phong tục của người Việt
Trong văn hóa của người Việt thì rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Nguyên tiêu thì mỗi nhà sẽ làm mâm cỗ cúng theo phong tục của vùng miền, dân tộc để dâng lên bàn thờ gia tiên. Các món ăn trong mâm cỗ có thể là: Xôi, gà luộc, giò lụa, nem, bánh chưng, canh bóng bì,…
Ngoài ra, một số gia đình sẽ còn làm một đàn lễ ngoài trời để cảm tạ các vị thần cũng như Thánh, Phật để cảm tạ và cầu mong được phù hộ. Nếu không lập đàn lễ thì nhiều gia đình sẽ lựa chọn đi lễ chùa dâng hương.
Vào ngày tết Nguyên tiêu thì tại một số nơi ở Việt Nam còn diễn ra các lễ hội và tập tục như:
- Múa lân, sư
- Thả đèn hoa đăng
- Ăn bánh trôi nước
2. Tết nguyên tiêu theo phong tục của người Hoa
Tại Trung Hoa cổ xưa, tết Nguyên tiêu còn có tên gọi khác là tết Trạng Nguyên vì đây là dịp mà hàng năm nhà vua cho triệu tập các Trạng trong triều đến vườn Thượng uyển ngắm cảnh và làm thơ.
Ngày nay, tết nguyên tiêu tại Trung Quốc được xem là ngày lễ thiêng liêng nhất vào đầu năm mới và được gọi với những tên gọi khác như “Hội hoa đăng” hay “Lễ hội đèn hoa” vì vào ngày này các gia đình thường hay trung đèn lồng trên cây nêu trước nhà và chơi đốt đèn, đèn lồng ngũ sắc như thời Hán Vũ Đế.
Ngày này người Trung Quốc thường chuẩn bị rất nhiều đèn lồng với nhiều hình thù đặc biệt như các con vật trong 12 con giáp, rồng, phượng, các nhân vật cổ tích hay có trong truyền thuyết.
Tại một số nơi còn có tập tục khác như cúng tế cầu an, cầu phước, nặn bánh trôi nước, ngâm thơ, thi đoán hình thù của đèn lồng, thả đèn trời.
Tết nguyên tiêu ngày nay không còn tổ chức lớn như trước đây nhưng hầu hết các gia đình vẫn giữ nét đẹp văn hóa này để cầu mong cho gia đình bình an, tốt lành.